Chế độ ăn uống cho bất kể vật nuôi nào cũng đều cần đảm bảo đầy đủ khoáng chất và vitamin. Và tất nhiên, gà chọi cũng không phải là một ngoại lệ. Chính bởi vậy, việc bị thiếu dưỡng chất một cách trầm trọng có thể gây ra ở gà các hội chứng tiêu biểu như chậm phát triển, lớp lông xấu, sản lượng trứng giảm hay tỷ lệ ấp nở thấp. Theo đó, việc phát hiện sớm những biểu hiện của vấn đề gà chọi thiếu dinh dưỡng sẽ giúp chúng ta có cơ hội ngăn chặn rất nhiều nguy cơ. Nếu vẫn chưa biết biểu hiện cụ thể của việc gà chọi không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất ra sao, mời các bạn hãy cùng theo dõi câu trả lời trong bài viết của mcsebill.com sau đây!
Mục Lục
Lý do của việc gà chọi thiếu dinh dưỡng
- Thức ăn công nghiệp không đảm bảo. Mua và sử dụng các loại cám kém chất lượng, không đảm đảm bảo chế độ dinh dưỡng.
- Do thiếu hiểu biết về chất dinh dưỡng trong pha trộn thức ăn. Vậy nên pha trộn không đúng khẩu phần ăn. Hoặc có thể là pha trộn các chất đối lập nhau. Từ đó gây mất tác dụng của nhau.
- Sử dụng cám hoặc bảo quản cám kém dẫn tới thức ăn mất chất, bị hỏng, bị nấm mốc.
Triệu chứng của việc gà chọi thiếu dinh dưỡng
Những biểu hiện chung
Khi gà chọi thiếu chất sẽ có rất nhiều các biểu hiện khác thường. Đây cũng chính là vấn đề mà người chăn nuôi khó phát hiện ra sớm. Có rất nhiều triệu trứng không rõ ràng hoặc hay nhầm lẫn với các loại bệnh khác. Ví dụ như bệnh gà rù, bệnh giun sán, bệnh cầu trùng,… Tuy nhiên, cụ thể về các biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu dinh dưỡng có thể kể đến chính là:
- Gà chọi bị gầy yếu, xù lông, còi cọc, chậm lớn.
- Khi ấp trứng bằng máy ấp trứng hay cho gà chọi mẹ ấp tự nhiên mà tỉ lệ nở kém, chết phôi nhiều. Vậy thì các bạn cần xem xét lại liệu gà chọi đã ăn đủ chất chưa.
- Gà chọi hay có biểu hiện bất thường ở bộ phận nào đó. Ví dụ như mắt, lông, chân, hay cắn mổ nhau, các hoạt động không bình thường của cơ thể,…
Những biểu hiện cụ thể
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin A: Giảm sản lượng trứng, lòng đỏ nhạt, tăng trọng kém.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin D3: Vỏ trứng mỏng, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, vẹo xương, chậm lớn.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin E: Sưng khớp, quay cuồng.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin K: Máu chậm đông, xuất huyết trong cơ.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin B1 (Thiamin): Giảm tính thèm ăn, viêm đa dây thần kinh.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin B2 (Riboflavin): Ngón chân bị cong, viêm da, chậm lớn, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin B5 (Pantothenic Acid): Viêm da nhẹ, đóng vảy cứng ở mỏ và chân.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin PP (Nicotinic Acid): Sưng khớp, tiêu chảy, viêm lưỡi và xoang miệng.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin B6 (Pyridoxine): Giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu Choline: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ, giảm sản lượng trứng, chân đứng không vững.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin B12: Thiếu máu, chậm lớn, chết phôi.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu Folic Acid: Chậm lớn, thiếu máu, lông xơ xác, giảm sản lượng trứng và tỉ lệ ấp nở, ống dẫn trứng không co bóp.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu vitamin H (Biotin): Viêm da ở chân, quanh mỏ, quanh mắt.
- Biểu hiện của việc gà chọi bị thiếu Inositol: Chậm lớn, gan nhiễm mỡ.
Giải pháp giúp gà chọi khắc phục tình trạng thiếu dinh dưỡng
Chú trọng vào chế độ ăn của gà chọi
Không như những loại gà lấy thịt hoặc gà lấy trứng tại các trang trại. Khi nuôi gà đá, kể cả các giống gà đá hay nhất hiện nay. Vậy thì thức ăn đều phải đảm bảo tiêu chuẩn cố định. Đặc biệt, hàm lượng dinh dưỡng thay đổi trong mỗi thời kỳ là vô cùng quan trọng. Tùy vào từng độ tuổi phát triển của gà mà khẩu phần ăn và thành phần dinh dưỡng sẽ khác nhau.
Cách cho gà chọi ăn thóc, lúa
Thóc, lúa là thức ăn chính cho gà đá. Các loại thóc, lúa sẽ giúp cung cấp được chất lượng đạm và chất dinh dưỡng cho gà chọi. Từ đó giúp gà tăng độ săn chắc của cơ thể. Đồng thời tăng lực đá và sức chịu đòn. Để có được nguồn thức ăn cho gà đá chất lượng, người nuôi cần lựa chọn thóc, lúa một cách kỹ càng. Các bạn nên chọn thóc, lúa không bị mọt, ẩm mốc, không dính tạp chất.
Tiếp theo, cần đãi sạch và ngâm lúa trong nước khoảng 30 phút, sau đó chắt ra cho gà ăn. Trong quá trình này, các bạn cần lưu ý rằng. Tuyệt đối không nên dùng thóc mầm hoặc thóc đã bị ẩm cho gà ăn. Bởi như vậy sẽ dễ làm thóc mọc mầm bên trong diều. Vì không tiêu hóa ngay lập tức. Như vậy chứa rất nhiều độc tố gây hại cho gà.
Cách cho gà chọi ăn rau xanh
Rau xanh là thức ăn không thể thiếu trong thực đơn của gà. Trong rau xanh chứa rất nhiều chất vitamin, khoáng chất. Các dưỡng chất này có tác dụng trong việc giải độc tự nhiên. Ngoài ra, còn giúp làm mát thân nhiệt của gà trong những ngày nắng nóng. Nên sử dụng những loại rau như: rau muống, xà lách, giá đỗ để cho gà ăn.
Lưu ý rằng, không nên cho gà ăn quá nhiều cà chua. Vì sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến việc tiêu hóa thức ăn. Ăn nhiều cà chua còn khiến gà đi phân lỏng. Và đặc biệt, cho ăn trong thời gian huấn luyện sẽ làm giảm đi sức mạnh.
Cách cho gà chọi ăn mồi
Đối với gà chọi, mồi là những thức ăn bổ sung nguồn đạm và protein cho cơ thể. Mồi sẽ giúp cho gà hồi phục sức khỏe nhanh chóng. Các sư kê phải biết cách chọn mồi cho gà. Theo đó, có một số loại mồi đem lại hiệu quả cao như:
- Sâu Superworm. Mồi này giúp tăng độ hưng phấn và thúc đẩy quá trình thay lông cho gà.
- Lươn, chạch nhỏ. Mồi này bổ máu cho gà. Đặc biệt tốt với những gà bị tái mặt, tím mồng.
- Thịt bò. Đây là thực phẩm giúp gà phát triển cơ bắp rất tốt. Thịt bò phù hợp để sử dụng khi gà bị suy ốm hoặc trúng gió. Thức ăn này giúp gà nhanh hồi phục sức khỏe.
- Tôm, tép nhỏ. Tôm và tep giúp xương gà chắc chắn
- Cá chép nhỏ. Đây là thức ăn tốt nhất cho gà chiến đang cần tăng cơ, giảm mỡ. Nó giống như quá trình giảm cân ở con người. Thực phẩm này giúp cơ thể săn chắc, vẫn đầy đủ năng lượng.
- Dế. Loại mồi này được sử dụng phổ biến trong tiết trời mùa đông lạnh giá. Nó giúp cân bằng thân nhiệt cho gà. Vì vốn dĩ dế có tính nhiệt cao.
Quan tâm, chăm sóc và thường xuyên tập huấn cho gà chọi
Đối với gà đá bị suy, gà chọi thiếu thịt nên được bố trí ngủ ở những khu vực hạn chế gió lùa. Nhiệt độ phải ấm áp. Những yếu tố ấy sẽ giúp hạn chế các bệnh tật liên quan trong quá trình chăm sóc. Ngoài ra, không nên nhốt chung những con bị suy, thiếu thịt với những con gà chọi sung mãn, hung hăng.
Thêm vào đó, phải tiến hành vệ sinh chuồng trại, khu vực sống của gà chọi một cách thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi. Đồng thời giúp phòng các loại bệnh truyền nhiễm. Bởi khi gà bị nhiễm bệnh sẽ thường bỏ ăn, ốm yếu và dễ bị suy, thiếu thịt. Thêm vào đó, nên cho gà được tự do đi lại kiếm ăn, tắm nắng thường xuyên.
Trên đây là một số dấu hiệu của việc gà đá thiếu dinh dưỡng mà các sư kê cần nhận biết được. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã chia sẻ đến các bạn độc giả thân mến một số khẩu phần ăn và tập luyện hợp lý. Chắc chắn rằng nếu thực hiện đúng theo những chỉ dẫn trên đây, các sư kê sẽ có được chiến kê sở hữu “sức khỏe mạnh mẽ, cơ thể dẻo dai, khả năng chịu đòn tốt”. Không chỉ vậy, đấu sĩ của chúng ta còn có khả năng chinh chiến các sới gà, đem lại chiến thắng cho các sư kê.