• Các bệnh ở gà chọi
  • Các bệnh ở gà thịt
  • Các bệnh ở gia cầm
  • Các bệnh ở thuỷ sản
  • Phương pháp phòng bệnh
No Result
View All Result
Thứ Tư, Tháng Ba 22, 2023
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
Nông Nghiệp
Advertisement
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực
No Result
View All Result
Nông Nghiệp
No Result
View All Result
Home Chăn nuôi thuỷ sản

Cách nuôi cá rô phi đơn tính và những kỹ thuật cần lưu ý

Đoàn Đặng Tam Bảo by Đoàn Đặng Tam Bảo
21/10/2021
in Chăn nuôi thuỷ sản
0
Cách nuôi cá rô phi đơn tính và những kỹ thuật cần lưu ý
Cách nuôi cá rô phi đơn tính và những kỹ thuật cần lưu ý

Cách nuôi cá rô phi đơn tính và những kỹ thuật cần lưu ý

Cá rô phi là loài cá quen thuộc hay xuất hiện trên mâm cơm người Việt do mùi vị thơm ngon và giá thành hợp lý, dễ tìm mua. Gần đây có nhiều mô hình nuôi cá rô phi mới lạ, có thể kể đến kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính. Kỹ thuật này có nghĩa là toàn bộ hoặc phần lớn cá được nuôi là con đực, rất ít con cái bởi do chúng luôn nhanh lớn hơn cá cái do con cái trong thời gian ấp trứng nhịn ăn. Tuy nhiên nhiều bà con hiện nay vẫn còn gặp khó khăn do chưa nắm bắt được chi tiết kỹ thuật này, bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn chính xác, cụ thể hơn về các quy trình chăm sóc.

Mục Lục

  • Thông tin về cá rô phi đơn tính
  • Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính
    • Chuẩn bị ao để nuôi cá
    • Chọn và thả cá rô phi giống
    • Mật độ và thời điểm chính xác để thả cá
    • Thức ăn của cá rô phi và cách cho ăn hiệu quả
    • Kỹ thuật chăm sóc và quản lý sức khỏe cá rô
    • Cách thu hoạch cá rô phi đơn tính

Thông tin về cá rô phi đơn tính

Cá rô phi đơn tính toàn bộ là cá đực, không có cá cái hoặc rất ít cá cái. Cá rô phi đơn tính có thân hình màu hơi tím, vảy sáng bóng, có 9-12 sọc đậm song song nhau từ lưng xuống bụng. Vi đuôi có màu sọc đen sậm song song từ phía trên xuống phía dưới và phân bổ khắp vi đuôi. Vi lưng có những sóc trắng chạy song song trên nền xám đen. Viền vi lưng và vi đuôi có màu hồng nhạt.

Cá rô phi đơn tính được nuôi trong ao, đầm, lồng nuôi chỉ toàn cá đực nên chúng phát triển rất đồng đều, không mất thời gian cho việc sinh sản. Do đó năng suất cá rô phi sẽ vượt trội, chất lượng, đồng thời đạt hiệu quả kinh tế cao.

Trong thời gian qua, phong trào nuôi cá rô phi có nhiều trở ngại mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao do chưa nắm được kỹ thuật nuôi loại cá này. Để khắc phục tình trạng trên, mcsebill.com xin giới thiệu đến bà con “Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính”.

Thông tin về cá rô phi đơn tính
Thông tin về cá rô phi đơn tính

Quy trình kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính

Chuẩn bị ao để nuôi cá

Diện tích ao nuôi: từ 500-1000m2. Độ sâu khoảng 1-1,5m. Nhiệt độ: 25-300C. Độ pH: 7-8. Ao có 2 cống (cấp nước và thoát nước). Ao nuôi phải dễ quản lý chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và thoát nước dễ dàng. Tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa và đắp bờ ao chắc chắn, vét bùn ao chỉ chừa một lớp dày từ 10-15 cm.

Dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2 – 3 ngày; rồi lọc nước vào để có mức nước sâu 1,2 – 1,5m, bón lót phân chuồng ủ mục 80 – 100m2 hoặc phân đạm, phân lân để 5 – 6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào ao nuôi.

Chọn và thả cá rô phi giống

Phải chọn cá khỏe mạnh, vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị sây sát, không bị bệnh, cá sáng con, cỡ đồng đều. Màu sáng bạc, thân có từ 8-10 sọc đen sẫm, môi cá đỏ. Nếu thả cá giống vào ao nuôi thâm canh, phải thả giống to, ít nhất cũng đạt cỡ 4 – 6cm. Nếu thả đơn thuần là cá rô phi, mật độ 15 – 20 con/m2 cho ăn thức ăn công nghiệp có thể đạt năng suất 10 – 15 tấn/ha.

Nếu thả ở diện tích xen 2 vụ lúa, mật độ 0,5 – 1 con/m2 có thể kết hợp với nuôi tôm càng xanh hoặc một số giống cá khác, cỡ giống thả 8 – 10cm. Cách thả cá giống: Khi vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm ôxi, trước khi thả cá ta phải để bao chứa cá xuống ao từ 10-15 phút, cho nước vào từ từ, sau đó mới thả cá ra ao.

Chọn và thả cá rô phi giống
Chọn và thả cá rô phi giống

Mật độ và thời điểm chính xác để thả cá

Đối với vùng nước ngọt có thể thả nuôi quanh năm. Đối với vùng nước lợ, mặn thả cá nuôi: Miền Bắc: tháng 8-12, miền Nam: tháng 4-10. Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2, ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2.

Thức ăn của cá rô phi và cách cho ăn hiệu quả

Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám… Và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… Các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ. Và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi. Tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.

Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 – 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 – 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp.

Nếu nuôi thâm canh hoặc xen canh ruộng lúa thì cho cá ăn bổ sung 4 – 5 ngày một lần. Bằng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự chế biến. Thức ăn cho ăn đặt vào vị trí nhất định để cá quen và ăn. Nếu thả kết hợp với các loại cá khác thì việc cho ăn là tùy theo khả năng của người nuôi. Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung: bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.

Kỹ thuật chăm sóc và quản lý sức khỏe cá rô

Cá rô phi là loại cá phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn cần phải đều đặn, đủ số lượng chất lượng.
Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất. Trông nom, chăm sóc, cấm câu bắt, đánh lưới, sục điện… đối với ao thâm canh phải đảm bảo quạt nước chạy từ bốn đến năm giờ ngày. Thường xuyên quan sát thấy thời tiết thay đổi, thiếu oxygen cá nổi đầu là phải chạy máy quạt nước. Chú ý nhất là thời diểm một hai giờ đêm đến sáng.

Kỹ thuật chăm sóc và quản lý sức khỏe cá rô
Kỹ thuật chăm sóc và quản lý sức khỏe cá rô

Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời. Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao. Định kỳ 15 ngày chài cá một lần. Xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-8 tháng thì cá có thể thu hoạch được.

Cách thu hoạch cá rô phi đơn tính

Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con. Năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôi. Có hai cách thu hoach. Thu hoạch một lần: Hạ mức nước ao đến còn 40-50 cm. Kéo lưới nhiều lần sau đó tát cạn, bắt cá còn sót lại. Cá lớn tiêu thụ, cá nhỏ để lại nuôi vụ sau. Thu hoạch nhiều lần: Sau khi nuôi cá 6-7 tháng, hàng tháng ta kéo lưới bắt cá lớn thu hoạch, thả thêm cá nhỏ tiếp tục nuôi sau đó 2-3 năm thu hoạch toàn bộ.

Tags: cá rô phi đơn tínhKỹ thuật nuôi cá rô phinuôi cá rô phi đơn tínhThông tin về cá rô phi
Previous Post

Các kỹ thuật cần chú ý khi nuôi tôm sú luân canh với trồng lúa

Next Post

Kinh nghiệm nuôi cá Còm để mang lại hiệu suất cao nhất

Đoàn Đặng Tam Bảo

Đoàn Đặng Tam Bảo

Next Post
Kinh nghiệm nuôi cá Còm để mang lại hiệu suất cao nhất

Kinh nghiệm nuôi cá Còm để mang lại hiệu suất cao nhất

Please login to join discussion
  • Xu hướng
  • Bình Luận
  • Muộn nhất
Người chăn nuôi đứng ngồi không yên vì hàng triệu con gà quá tuổi không thể xuất chuồng

Người chăn nuôi đứng ngồi không yên vì hàng triệu con gà quá tuổi không thể xuất chuồng

19/10/2021
Hướng dẫn nuôi chim sẻ hiệu quả

Hướng dẫn nuôi chim sẻ hiệu quả

22/10/2021
Kinh nghiệm nuôi gà khoa học, an toàn nên học hỏi

Kinh nghiệm nuôi gà khoa học, an toàn nên học hỏi

22/10/2021
làm chuồng cho vịt trời

Phương pháp chăn nuôi vịt trời đạt hiệu quả cao kinh tế

22/10/2021
Chim cút đạt giá trị cao kinh tế

Kỹ thuật chăn nuôi chim cút thịt đạt hiệu quả cao kinh tế

0
Người chăn nuôi đứng ngồi không yên vì hàng triệu con gà quá tuổi không thể xuất chuồng

Người chăn nuôi đứng ngồi không yên vì hàng triệu con gà quá tuổi không thể xuất chuồng

0
Hồng đen socola Nhật Bản đang có giá cao gấp hơn 10 lần so với hồng Việt Nam

Hồng đen socola Nhật Bản đang có giá cao gấp hơn 10 lần so với hồng Việt Nam

0
Các loại nông sản nổi tiếng ở các tỉnh miền Tây giá rẻ chưa từng có

Các loại nông sản nổi tiếng ở các tỉnh miền Tây giá rẻ chưa từng có

0
Chim cút đạt giá trị cao kinh tế

Kỹ thuật chăn nuôi chim cút thịt đạt hiệu quả cao kinh tế

22/10/2021
Hướng dẫn nuôi chim sẻ hiệu quả

Hướng dẫn nuôi chim sẻ hiệu quả

22/10/2021
nhân giống chim bồ câu

Kỹ thuật ghép đôi chim bồ câu trống mái và một số lưu ý bạn cần biết

22/10/2021
làm chuồng cho vịt trời

Phương pháp chăn nuôi vịt trời đạt hiệu quả cao kinh tế

22/10/2021

Thông Tin Mới

Chim cút đạt giá trị cao kinh tế

Kỹ thuật chăn nuôi chim cút thịt đạt hiệu quả cao kinh tế

22/10/2021
Hướng dẫn nuôi chim sẻ hiệu quả

Hướng dẫn nuôi chim sẻ hiệu quả

22/10/2021
nhân giống chim bồ câu

Kỹ thuật ghép đôi chim bồ câu trống mái và một số lưu ý bạn cần biết

22/10/2021
làm chuồng cho vịt trời

Phương pháp chăn nuôi vịt trời đạt hiệu quả cao kinh tế

22/10/2021
Thời kì ngỗng sinh sản

Kỹ thuật chăn nuôi ngỗng sinh sản hiệu quả

22/10/2021
giống vịt đẻ

Hướng dẫn nuôi vịt giống địa phương hiệu quả

22/10/2021
  • Thị trường tiêu dùng
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
  • Kỹ thuật chăn nuôi
  • Mô hình chuồng trại
  • Thú y

© Copyright mcsebill.com

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Kinh nghiệm chăn nuôi
    • Chăm sóc gà chọi
    • Chăm sóc gà thịt
    • Chăm sóc gia cầm
  • Kỹ thuật chăn nuôi
    • Chăn nuôi gà chọi
    • Chăn nuôi gà thịt
    • Chăn nuôi gia cầm
  • Chăn nuôi thuỷ sản
  • Mô hình chuồng trại
    • Chuồng trại gà chọi
    • Chuồng trại gà thịt
    • Chuồng trại gia cầm
    • Mô hình trại thuỷ sản
  • Thú y
    • Các bệnh ở gà chọi
    • Các bệnh ở gà thịt
    • Các bệnh ở gia cầm
    • Các bệnh ở thuỷ sản
    • Phương pháp phòng bệnh
  • Thị trường tiêu dùng
  • Ẩm thực

© Copyright mcsebill.com