Chăn nuôi là sự lựa chọn của nhiều người dân khi bắt đầu khởi nghiệp. Với vô vàn các vật nuôi để phát triển kinh tế, nhiều nhà chăn nuôi đã chọn cho mình những lối đi riêng. Nhận thấy nhu cầu trên thị trường về các loại gia cầm vô cùng lớn, nhiều nhà chăn nuôi đã lựa chọn hướng đi này để phát triển kinh tế. Chăn nuôi ngỗng hiện nay đang là một trong những mô hình được nhiều người quan tâm. Để chăn nuôi được loài vật nuôi này người chăn nuôi cần có kiến thức về chăm sóc và phòng bệnh cho ngỗng. Vậy làm thế nào để chăm sóc ngỗng hiệu quả nhất? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một số kỹ thuật để chăn nuôi ngỗng hiệu quả nhất nhé!
Mục Lục
Giới thiệu về loài ngỗng
Ngỗng là loại gia cầm dễ nuôi, hay ăn chóng lớn, ít mắc bệnh. Bên cạn đó lại cho thịt ngon, thơm và quan trọng là mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi ngỗng có nhiều thuận lợi vì đặc thù là loài ăn tạp nhưng thức ăn chủ yếu là rau cỏ, ít cần đến lương thực nên kỹ thuật nuôi ngỗng cũng tương đối đơn giản.

Sau 10 – 11 tuần nuôi, khối lượng cơ thể ngỗng có thể tăng gấp 40 – 45 lần so với cơ thể lúc nở. Sau 3 – 4 tháng nuôi, ngỗng choai thường đạt trọng lượng 4 – 4.5kg. Riêng với các giống ngỗng ngoại có thể lên tới 4.5 – 5kg. Nuôi ngỗng nếu chăm sóc tốt ngay từ đầu thì chỉ sau 3 – 4 tháng là có thể xuất chuồng.
Những năm gần đây, nhu cầu ngỗng thịt cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn trên thị trường rất lớn, thương lái tìm đến tận nhà để thu mua. Đây là ngành chăn nuôi có rất nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên để ngỗng lớn nhanh; cho thịt chất lượng và nhất là thu được hiệu quả kinh tế cao nhất. Người chăn nuôi cần tham khảo Kỹ thuật chăn nuôi ngỗng cho năng suất cao được chúng giới thiệu trong bài viết này.
Lưu ý khi chọn giống ngỗng
Có thể liệt kê một vài giống ngỗng cao sản như: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, loại chân thấp, chân cao. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng hộ chăn nuôi để lựa chọn loại giống phù hợp. Nếu muốn nuôi ngỗng đàn, bà con nên chọn những con ngỗng xám hoặc vằn, chân to vì chúng đi khỏe và chịu khó kiếm ăn. Ngỗng giống tốt là những con ngỗng nở đúng ngày, đạt khối lượng cơ thể từ 85 – 100g/con.
Khi ngỗng mới nở, bà con chọn những con có bộ lông bóng mịn; mắt sáng, đi lại vững vàng nhanh nhẹn; ăn uống bình thường, lỗ hậu môn gọn khô. Tốt nhất bà con nên chọn mua những nguồn giống chuẩn. Với giống bố mẹ đều được kiểm tra dịch bệnh gia cầm; được bổ sung chất dinh dưỡng trước thời kỳ sinh sản.
Kỹ thuật chăm sóc ngỗng con
Giai đoạn này do khả năng điều tiết thân nhiệt kém nên ngỗng không chịu được rét. Ngỗng cần được sưởi ấm thường xuyên để không bị rét. Đây là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con có sức đề kháng tốt. Bà con nên nhốt ngỗng mới nở trong quây kín bằng cót cao từ 0.8 – 1m, che chắn cẩn thận. Bên cạnh đó sử dụng lò sưởi hoặc bóng điện vừa để thắp sáng vừa để sưởi ấm.

Tuần đầu, nhiệt độ chuồng quây nên giữ ở mức 32 – 35 độ C. Các tuần sau có thể giảm dần nhiệt độ; tuần thứ hai 27 – 29 độ C, tuần thứ ba 25 – 27 độ C, tuần thứ tư 23 – 25 độ C. Nếu bạn đọc thấy bài viết này hữu ích, hãy cùng theo dõi chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất về chăn nuôi gia cầm nhé!