Một trong những điều mà những người nuôi gà chọi vô cùng quan tâm đó là việc xây chuồng. Gà chọi cần có khoảng không gian rộng rãi để chúng có thể vận động thoải mái, bên cạnh đó chuồng xây cũng cần khoa học để đảm bảo được sức khỏe, thể lực của gà. Vậy kích thước tiêu chuẩn để xây chuồng gà chọi là bao nhiêu? Xây chuồng như thế nào để đủ cho chúng không gian thoải mái mà vẫn tiết kiệm? Ngay sau đây chúng tôi sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn trong bài viết dưới đây, đừng bỏ qua nhé!
Mục Lục
Kích thước chuồng gà chọi là một điều rất cần phải chú trọng
Những chú kê chiến cần được chăm sóc và có một môi trường sống đúng theo tiêu chuẩn. Vì vậy, kích thước chuồng gà đá cựa sắt là một điều cần phải chú trọng. Hiện nay, chuồng gà cũng có rất nhiều loại, đa dạng về chất liệu và kích thước chuồng gà đá cựa sắt phụ thuộc nhiều vào yếu tố điều kiện sống như thời tiết hay mục đích nuôi gà của mỗi người như nuôi trang trại gà để kinh doanh hay nuôi gà để thõa mãn thú vui chọi gà.
Lựa chọn kích thước chuồng gà đá cựa sắt còn phụ thuộc vào kích thước của vật nuôi. Tùy vào kích thước to hay nhỏ, cao hay thấp mà chọn kích thước chuồng cho phù hợp. Về kiểu dáng, hình dạng thì bạn có thể tham khảo thêm từ những nguồn tài liệu khác nhau như các trang mạng xã hội hay hỏi những ý kiến của những sư kê có nhiều kinh nghiệm nuôi gà chọi. Hy vọng bạn sẽ chọn và thiết kế được cho chú kê của mình một chiếc chuồng phù hợp.

Kích thước tiêu chuẩn của chuồng gà chọi là bao nhiêu?
Kích thước chuồng gà đá cựa phụ thuộc vào địa hình và số lượng. Nhưng, gà chọi thì thường được nuôi riêng mỗi chuồng một con vì tính hiếu chiến của chúng khá cao. Nên nuôi riêng sẽ hạn chế được những thương tích không đáng có.
Kích thước phổ biến đúng tiêu chuẩn của một chú gà chiến là 2m chiều dài, 1m chiều rộng và 1,5m chiều cao. Phụ thuộc vào số tiền bạn có thể chi ra thì bạn có thể chọn nguyên liệu để xây dựng như: bê-tông, inox, gỗ,… Nhưng lựa chọn chất liệu gì cũng nên xây dựng vững chắc, có che chắn để tạo được điều kiện sống tốt nhất cho chú kê chiến của bạn.
Ngoài chuồng xây bằng bê tông, bạn cũng có thể sử dụng thép và gỗ để quay lại thành chỗ ở cho gà. Tuy nhiên, cách thực hiện này chỉ áp dụng đối với những loại gà chọi nhỏ. Còn đối với gà chọi có kích thước lớn, cần phải làm chuồng kiên cố để bảo vệ. Tuy nhiên, dù làm chuồng xây bê tong hay quay thép, bạn cũng cần phải chú ý một số điều sau:
- Chọn mặt đất bằng phẳng, khô ráo, có độ ẩm vừa phải
- Khi xây chuồng, sau lớp nền bê tông, đổ thêm lớp đất khoảng 1-2 tấc để tránh làm xước, hư móng gà chọi
- Kích thước chuồng phải đủ rộng, thoáng mát, đủ không gian để chúng chạy nhảy, hoạt động
- Trang bị thêm một sào bắc ngang phía bên trong chuồng để làm nơi cho gà bay, đậu…
Những mô hình chuồng gà chọi đang phổ biến hiện nay
Chuồng gà được đan từ nan tre là dạng lồng úp có chi phí rẻ nhất hiện nay. Cách đan thì rất đơn giản và bạn có thể tự làm tại nhà. Nhưng đây không phải lựa chọn để bạn nuôi chúng lâu dài. Chuồng gà được làm từ lưới có ưu điểm là bạn có thể dễ dàng vệ sinh chuồng và thông thoáng. Đây cũng là một trong những mô hình dễ thiết kế đơn giản.

Bạn chỉ cẩn chuẩn bị một chỗ đất trống và mua lưới quay bao quanh. Và có thể lợp thêm mái tôn để có thể che nắng che mưa. Chuồng làm bằng gỗ được nhiều người lựa chọn hơn cả. Vì sẽ tiện lợi cho bạn hơn trong quá trình chăm sóc. Bạn có thể tận dụng những thanh gỗ dư để kết thành hình một cái chuồng hoàn chỉnh. Và sàn có thể được làm từ thanh nứa hoặc tre.
Những lưu ý khi làm chuồng cho gà chọi
- Chuồng phải cách mặt tối thiểu 70cm, gà được đảm bảo là không bị ngập nước khi trời mưa to và trách được những mối đe dọa từ những con vật nguy hiểm như cáo, rắn,…
- Kích thước chuồng gà đá cựa sắt phải đảm bảo đủ thoải mái cho các hoạt động di chuyển, bay nhảy của gà chọi
- Kiểu dáng chuồng phải thuận tiện cho công việc dọn vệ sinh và làm sạch. Sàn nên lót thêm cát sẽ giúp bạn dễ dàng làm sạch.
- Chuồng phải đảm bảo điều kiện tránh nắng, thông thoáng vào mùa hè; đủ ấm vào mùa đông và không bị mưa gió ảnh hưởng tới sức khỏe của gà. Và tăng sức đề kháng tốt hơn cho chúng.
- Địa điểm nuôi phải đảm bảo đủ ánh sáng, không bị ẩm thấp đủ khô ráo. Bạn cũng cần chọn hướng chuồng tránh các hướng gió để đảm bảo gà không bị bệnh.
- Chuồng gà nên treo một số loại lá có tác dụng diệt bọ mạt như lá sầu đâu hoặc lá mần tưới. Đây là hai loại lá có công dụng diệt bọ rất hiệu quả.