Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều loại mặt hàng thiết yếu trên thị trường bị giảm giá mạnh. Đặc biệt, giá thịt lợn cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, sức tiêu thụ của người tiêu dùng giảm, nguồn cung tăng khiến giá lợn hơi tại nhiều địa phương ở miền Bắc liên tục giảm trong thời gian gần đây. Trong khi đó, giá thịt bán lẻ trên thị trường vẫn ở mức cao do chi phí trung gian tăng như chi phí sản xuất, chi phí vận hành điểm bán và đặc biệt là chi phí vận chuyển.
Mục Lục
Giá lợn hơi giảm tại các tỉnh miền Bắc
Giá lợn hơi hôm nay tiếp tục giảm tại các tỉnh miền Bắc. Và đi ngang tại các tỉnh thành ở khu vực miền Nam. Một số địa phương giảm xuống còn 46.000 – 49.000 đồng/kg. Đây là mức thấp nhất trong 2 năm qua. Cụ thể, tại miền Bắc, giá heo hơi hôm nay hạ nhẹ 1.000 đồng/kg. Dao động ở mức 46.000 – 49.000 đồng/kg. Một số địa phương (Hưng Yên, Thái Nguyên và Hà Nội), hiện được thu mua với giá 48.000 đồng/kg.

Cũng với mức giảm nhẹ một giá tại các tỉnh Yên Bái, Lào Cai và Ninh Bình. Đưa giao dịch heo hơi xuống khoảng 46.000 – 47.000 đồng/kg. Tại miền Trung, Tây Nguyên giá lợn hơi tương đối ổn định. Dao động trong khoảng 48.000 – 53.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại miền Trung, Tây Nguyên hôm nay không ghi nhận nhiều thay đổi so với ngày hôm qua. Hiện tại, đa số các địa phương vẫn thu mua ổn định trong khoảng 50.000 – 51.000 đồng/kg. Riêng tỉnh Thanh Hóa điều chỉnh giao dịch xuống còn 48.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi khu vực phía Nam không có biến động nhiều
Tại miền Nam, thị trường heo hơi khu vực phía Nam không có biến động nhiều. Dao động trong khoảng 49.000 – 52.000 đồng/kg. Trong đó, hai tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng đang thu mua heo hơi với giá thấp nhất khu vực là 49.000 đồng/kg. Mức giá thu mua cao nhất là 52.000 đồng/kg, tiếp tục được chứng kiến tại tỉnh Đồng Nai. Một số thương lái tại khu vực miền Nam cho biết, dịch bệnh phức tạp khiến sức tiêu thụ chậm lại. Lò giết mổ giảm hoạt động nên giá heo liên tục đi xuống. Tương tự, ông Lê Xuân Huy, Phó tổng giám đốc C.P Việt Nam cũng cho biết. Trước đó heo tại trang trại của công ty có giá 55.000 đồng thì nay còn 53.500 đồng một kg.
“Dịch bệnh khiến lượng heo xuất chuồng tại công ty giảm 40-50%. Nhưng lượng heo tái đàn vẫn đang đẩy mạnh theo đúng quy định và khuyến nghị của Bộ Nông nghiệp”, ông Huy nói. Nói thêm về việc giá heo liên tục đi xuống. Ông cho rằng sức tiêu thụ giảm trong khi nguồn cung tăng là nguyên nhân chính đẩy giá heo hơi đi xuống mạnh nhất từ trước đến nay.
Vì giá lợn liên tục giảm sâu, tại nhiều địa phương các hộ dân không còn mặn mà với việc tái đàn. Báo cáo của Cục Chăn nuôi cho thấy, đến cuối tháng 7/2020 mới có 12 tỉnh, thành phố tái đàn và tăng đàn heo trên 100%. Còn 22 tỉnh thành tái đàn mới chỉ đạt dưới 70% so với trước khi xảy ra dịch tả heo châu Phi.
Khối doanh nghiệp chăn nuôi đang tăng tốc mở rộng quy mô nuôi heo
Trái ngược với tăng đàn chậm ở các địa phương. Khối doanh nghiệp chăn nuôi đang tăng tốc mở rộng quy mô. Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho rằng; hiện khâu tái đàn đang tích cực, sắp tới nguồn cung con giống đủ. Giá thành sản xuất giảm, giá heo sẽ tiếp tục đi xuống.

Mặc dù giá lợn sống giảm mạnh, nhưng giá thịt lợn tại các cửa hàng thịt, các siêu thị mini, các chợ truyền thống và các siêu thị vẫn cao. Do các chi phí liên quan đồng loạt tăng như chi phí sản xuất, chi phí trung gian đặc biệt là chi phí vận chuyển cao. Cụ thể việc lưu thông, vận chuyển thịt heo hiện gặp nhiều khó khăn. Các thương lái phải qua nhiều bước trung gian hơn và tốn nhiều chi phí hơn so với trước. Một số chi phí như chi phí xăng dầu, chi phí phòng chống dịch và chi phí vận hành điểm bán tăng khiến giá thịt heo cũng tăng theo.
Với các chi phí phát sinh, thương lái buộc phải cộng thêm những khoản tiền này vào giá bán cho người tiêu dùng. Điều này khiến giá thịt heo vẫn “neo” ở mức cao dù giá heo hơi đã giảm sâu. Hiện tại, giá thịt lợn ba rọi dao động 160.000-180.000 đồng một kg. Giò heo 120.000-160.000 đồng một kg. Sườn non 180.000-220.000 đồng một kg. Mức giá này tương đương với thời điểm giá heo hơi trên 70.000 đồng một kg.